top of page

IELTS READING STRATEGIES- 22 CHIẾN LƯỢC READING CHO NGƯỜI MỚI 2019.


IELTS READING STRATEGIES
CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI IELTS READING

22 Chiến Lược Làm IELTS Reading phải biết.

1) Thời gian làm IELTS READING là giới hạn, bạn không nên dành hết thời gian để đọc bài Khóa ( Text) trừ phi bạn Đủ Giỏi để đọc , hiểu, và tìm đáp án. Đừng đọc từng chữ một đừng đọc tất cả những gì bạn thấy. Bạn không Nhất định Hiểu tất cả.


Bạn không nhất định phải làm đúng tất cả các câu hỏi trong bài đọc IELTS READING nếu bạn có thời gian tập luyện ngắn.

 

2) Đi thẳng ngay vào việc đọc Câu Hỏi Trước ( Read the Questions first), và rồi đọc Đoạn Văn tương Ứng. Những Câu hỏi Đầu thường nằm trong những đoạn văn Đầu, vừa đọc câu hỏi, vừa dò xem vị trí chứa thông tin đó ở đâu trong đoạn văn. Quy tắc này gọi là Dò Tìm ( Skimming) . Một khi tìm được vị trí chứa thông tin, hãy đọc kĩ 2-3 dòng trên và dưới dòng thông tin đó , rồi xác định đáp án. Quá trình này gọi là Quét Dữ Liệu ( Scanning) và ra quyết định.


 

3) Những dấu hiệu báo chỗ chứa thông tin là những từ chính chứa thông tin cụ thể như số liệu (numbers) tên người ( names) hoặc ngày tháng ( dates).


 

4) Có ba đoạn văn ( passages) trong mỗi bài thi Reading, đi từ dễ nhất đến khó nhất với độ dài bài khóa thay đổi từ 800 đến 1500 chữ. Lời khuyên ở đây là bạn hãy khoan nhảy vào làm đoạn văn 1 ngay mà hãy lướt nhanh qua cả 3 bài : đọc tiêu đề, nhìn vào các loại câu hỏi rồi quyết định làm đoạn nào trước. Đừng phí thời gian vào những câu hỏi khó. Đoạn nào câu nào thấy dễ thì làm trước đừng làm đoạn khó trước để tăng tỷ lệ đúng.


 

5) Đọc tất cả các câu hướng dẫn / đề bài cẩn thận. Mỗi đoạn văn hoặc bài thi có thể thay đổi chút đỉnh về yêu cầu. Đặc biệt là những câu yêu cầu KHÔNG QUÁ 3 CHỮ VÀ 1 CON SỐ.

6) Phần lớn câu trả lời cho các câu hỏi nằm theo trật tự trong đoạn văn. Các bạn không cần phải quay lại từ đầu để tìm câu trả lời tiếp theo.


 

7) Tìm và gạch dưới các” Keywords”. Thường là các từ trong câu hỏi và đoạn văn sẽ là những từ có nghĩa tương đương nhau, chứ không y hệt ( not exact the same) . Ví dụ, trong đoạn văn có thể có từ “ towns and cities”, “ elderly people”, thì câu hỏi có thể dung các từ như “ urban”, “ senior citizens”. Do đó, khả năng cao là các bạn tìm được câu trả lời nếu bạn tìm được những từ tương ứng.


 

8) Khoanh tròn các cụm từ chuyển tiếp khi bạn cần tìm chi tiết ( details) như “ in contrast” hoặc “ “however” để đảm bảo những từ này đóng vai trò là tín hiệu vì các thông tin quan trọng thường xuất hiện sau chúng.


 

9) Đoán câu trả lời còn hơn để trống. Nếu đã không làm được hãy đoán và đi tiếp. Nếu có thời gian cuối bài thi thì hãy quay lại để đọc và chọn lại. Hãy nhớ, bạn không nhất thiết phải đúng gần như tất cả trừ khi bạn nhắm đến mục tiêu Ielts 9.0!!!


Man Playing game holding a joystick.
Nẵm vững quy luật chơi, tập luyện và học từ thất bại , kiên trì thử lại chính là những yếu tố tạo nên thành công trong bất kì trò chơi nào, IELTS cũng không ngoại lệ.

10) Phải nhanh chóng tìm ra đoạn văn có liên quan nhanh nhất. Đọc cẩn thận các câu trước và sau từ khóa (keywords) để tìm ra câu trả lời chính xác.


 

11) IELTS chủ yếu là về phần PARAPHASING ( dùng từ tương đương hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng không đổi nghĩa) Do đó, khi nhìn vào câu hỏi, bạn phải NGHĨ về những cách Trả lời tương đương. Điều này giúp các bạn tìm ra câu trả lời.


 

12) Một trong những cái bẫy phổ biến trong bài thi đọc IELTS READING là SO SÁNH ( COMPARISONS). Nếu bạn thấy 1 câu so sánh “ more or less” , đảm bảo bạn cũng tìm được 1 chỗ so sánh tương tự như vậy trong đoạn văn để tìm câu trả lời chính xác.


 

13) Ngoài ra, để ý những cặp từ sau . Nếu đoạn văn dùng chữ “All” mà câu hỏi dùng chữ “ some”, thì hai cái này không khớp. Tương tự, nếu họ nói “ The majority” và câu hỏi thì “ some”, hai cái này không khớp nhau. Điều này là dùng để kiểm tra sự hiểu biết của các bạn về sự khác biệt và ý nghĩa chính xác của từ vựng.


 

14) Lỗi hay Mắc phải : Đừng lăn tăn ( over-thinking) quá lâu về câu trả lời. Rất nhiều khi câu chọn lựa ban đầu là đúng, sau bạn chọn lại thì là Sai. Lý do là thí sinh suy nghĩ quá nhiều về những khác biệt nhỏ trong Ý nghĩa của các từ.


15) Quản lý Thời Gian phải hiệu quả. Bạn có 60 phút làm 40 câu, và mỗi câu này đều là 1 điểm tương đương nhau.Vậy thay vì nhức đầu cố gắng đúng câu khó, hãy tập trung làm đúng câu dễ.


16) Đừng Hoảng loạn ( don’t panic) hãy đọc từ từ. Ngay lúc bắt đầu các bạn khởi động sai thì cả quá trình đều sai. Hãy đọc vài ba câu hỏi đầu tiên 1 cách từ từ, dò qua đoạn văn xem chúng ở đâu. Hãy từ từ. Dành 2/3 thời gian của 1 đoạn văn để đọc câu hỏi và hiểu, sau đó dò tìm. Chỉ cần 1/3 thời gian còn lại điền đáp án và tỷ lệ đúng rất cao.


 

17) Chuyển câu trả lời qua tờ làm bài ngay nhưng phải cẩn thận. Nếu các bạn viết đáp án bằng chữ In HOA thì phải thống nhất tất cả đáp án cũng cùng 1 loại chữ, còn viết chữ thường thì viết hết bằng chữ thường. Nhớ tên riêng như Facebook( thì viết hoa chữ F lên) , các nước ví dụ Korea, Japan… phải viết hoa chữ cái.

18) Nếu các bạn viết đáp án không rõ, mờ, tẩy xóa lem nhem , hoặc ngữ pháp lộn xộn thì sẽ bị mất điểm. Thiếu “ s” nghĩa là đáp án sai, chia sai thì cũng là sai...


 

Nỗ lực tập luyện hàng ngày, dù ít, chính là điều kiện tiên quyết đến với mục tiêu mong muốn.

19) Một số câu hỏi yêu cầu các bạn chọn từ 2 đáp án trở lên, nên phải đọc kỹ hướng dẫn. Nhiều bạn chỉ chọn 1 đáp án là mất điểm.


20) Đừng chỉ chăm chăm làm càng nhiều đề càng tốt. Bạn phải Tập Trung vào Chi Tiết. Mỗi khi sai, cẩn thận nghiên cứu lỗi sai để lần sau đừng mắc. Đó mới là cách làm đúng. Học Ít mà vẫn chất.


21) Khi mới làm, xin đừng nản. Vạn sự khởi đầu nan. Tất cả chúng tôi, những người điểm cao, đơn giản là đã bỏ thời gian công sức để tích lũy kinh nghiệm thông qua các thất bại, rồi mới đúc kết kinh nghiệm hướng dẫn các bạn. Không có vai trò may mắn ở đây. Hãy làm việc chăm chỉ. Work Hard!


 

Hãy đọc say mê, hãy xem việc tìm ra đáp án của bài IELTS như 1 dạng giải câu đố. Bạn thích,thì không có gì là khó khăn.

22) Bạn không thể vừa Nhanh vừa Đúng, trừ khi bài tập quá dễ với mình. Cho nên khi làm, hãy tập trung làm Đúng trước. Giai đoạn 1 này gọi là More practices – Cần thêm tập luyện. Hãy làm các bài nhỏ, ngắn , đơn giản tập trung theo từng loại câu hỏi để xây dựng skills giải quyết các loại câu hỏi. Đừng nóng ruột, mọi thứ có giá trị và lâu bền đều cần thời giam chăm bón. Bạn không hề mất thời gian khi làm bài Reading hay Listening, hãy nhớ, bạn đang đầu tư cho 1 tương lai trở thành công dân quốc tế, hội nhập và làm việc để phát triển. Sau này nhìn lại, bạn sẽ thấy những lúc vật vã cô đơn này đã hình thành nên con người mạnh mẽ của bạn như hôm nay và chúng rất xứng đáng. Bạn xứng đáng trở thành con người bạn muốn.

Tin hay không thì tùy bạn. Nhưng bạn sẽ tiến bộ qua thời gian. Kiên trì chậm rãi làm qua từng giáo trình. Thời gian 3-4 tháng trôi qua, bạn sẽ không ngờ mình đi được xa như thế.


 

Tạm kết:


Chiến lược từ đâu mà có? Đó là từ sự thực hành và đúc kết kinh nghiệm của những người đi trước. Do đó bạn hoàn toàn có thể đúc kết chiến lược làm bài của riêng mình mà không nhất định phải bước theo chiến lược của ai đó một cách máy móc. Cuối cùng, chiến lược hay Tips chỉ giúp các bạn đỡ sa chân vào những sai sót của những người đi trước. Chúng đóng vai trò kim chỉ nam chứ không thể thay thế được sự tập luyện. Hãy làm bài thật nhiều, đúc kết từ lỗi sai, phân tích nguyên nhân, và bước tiếp các bạn nhé.

Thi cử có thành có bại, có đậu mới có rớt cho nên hãy nhẹ nhàng đừng áp lực trong phòng thi. Có vậy tâm trí các bạn mới sáng suốt và chọn câu trả lời đúng nhất.


Chúc các bạn học IELTS thành công.

202 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page